Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An triển khai chương trình dạy và học mới E-Learning

DLA

Để đáp ứng kịp thời với ý nghĩa của cuộc Cách mạng 4.0 cũng như một trong những mục tiêu của hệ thống đổi mới giáo dục hệ cao đẳng, đại học, cao học của nước ta hiện nay. Vừa qua (08-10-2020), Trường Đại học Kinh Tế Công nghiệp Long An (DLA) đã triển khai chương trình dạy và học mới E-Learning (elearning.edu.vn; DLA E-Learning), do PGS.TS Lê Đình Tuấn – Hiệu trưởng của DLA thuyết giảng cho các cán bộ, chuyên gia, giảng viên của trường. Đây là một chương trình dạy và học hiện đại được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng đạt kết quả cao. Tại Việt Nam, đây là chương trình mới được một vài trường đại học mới bắt đầu ứng dụng, trong đó có DLA.

data

Chương trình có nhiều nội dung, nhưng cốt lõi là phương pháp Blended learning là phương pháp giảng dạy và học tập kết hợp giữa cách dạy và học truyền thống trên lớp (face-to-face); giảng dạy và học sử dụng LMS (online learning). Nghĩa là thầy (giảng) và trò (học) tương tác trong hệ thống này, thầy và trò – dạy và học bằng sự sáng tạo thông qua công nghệ E-Learning. Hệ thống E-Learning 4.0 của trường được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới nhất trong LMS (Learning Management System), được phát triển bởi Trường Đại học MIT và Trường Đại học Harvard; hiện đang có hơn 40 triệu người học sử dụng nền tảng này.

Phương pháp này cập nhật theo đúng xu thế học tập của nhiều quốc gia trên thế giới, được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge và áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước. Với Blended learning, giảng viên sẽ là người hướng dẫn một phần và phần còn lại sinh viên sẽ tự học và đánh giá trực tuyến không có sự tham gia của giảng viên => sinh viên chủ động hơn và làm quen với khái niệm mới dễ dàng hơn việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống. Nhiều kết quả nghiên cứu so sánh giữa phương pháp truyền thống và phương pháp Blended learning triển khai ở các trường đại học trong và ngoài nước đã khẳng định phương pháp Blended learning là hiệu quả hơn phương pháp truyền thống.

Hiện nay, Blended learning đang là xu thế giáo dục 4.0 phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã bắt đầu áp dụng tại một số trường ở VN. Vì tính hiệu quả của phương pháp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo khuyến khích và đề ghị lãnh đạo các trường đẩy mạnh áp dụng phương pháp Blended learning ở cơ sở giáo dục của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

DLA E-Learning: Nền tảng quản lý học tập (LMS); Cho phép tạo nội dung khóa học đa phương tiện; Cho phép người học học nội dung khóa học nâng cao; Cho phép theo dõi tiến độ của người học; Đáp ứng đầy đủ việc tổ chức học tập bao gồm tài liệu khóa học trực tuyến (văn bản, video, tương tác); Đánh giá cơ bản, đánh giá nâng cao; Thảo luận, wiki, v..v.. Nhiều chức năng nâng cao khác mà các hệ thống khác không có. Và rất nhiều chức năng nâng cao khác; Cho phép giảng viên tùy chỉnh tùy thuộc vào trường hợp sử dụng cụ thể của giảng viên.

Giai đoạn đầu tiên trong tiến trình học tập của sinh viên là ở bên ngoài lớp học, bắt đầu bằng việc nghiên cứu trước bài học qua việc đọc tài liệu, xem các video hướng dẫn, thực hiện các hoạt động cá nhân hoặc nhóm hoặc kết hợp cả hai. Một số bài kiểm tra đánh giá ngắn được thực hiện trực tuyến để xác định người học có hiểu được bài học sau khi đọc tài liệu và video hướng dẫn. Sau đó trong suốt thời gian trên lớp, thay vì việc chăm chú nghe giảng như trong lớp học truyền thống, tất cả các khoảng thời gian quan trọng được sử dụng trên lớp dành cho việc luyện tập, ứng dụng bài tập, thảo luận, học tập theo nhóm. Sau thời gian trên lớp sẽ là việc thực hành, ứng dụng thêm vào các bài tập trực tuyến khó hơn, hoặc thực hiện các nghiên cứu tình huống theo cá nhân hoặc theo nhóm.

Để thực hiện được các công việc trên, giảng viên cần phải ứng dụng kết hợp một số phương pháp và công cụ khác để hỗ trợ cho phương pháp học tập chủ động. Các phương pháp và công cụ đó có thể là phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp học tập theo nhóm, ứng dụng CNTT.

Người học yêu cầu đọc tài liệu thực hiện tự học trên LMS, thực hiện các bài tập ở mỗi chủ đề. Người học có thể hỏi giảng viên thông qua hệ thống LMS trong quá trình tự học, trao đổi với các bạn, tóm tắt lại các ý trọng tâm trong bài giảng, dành cho việc luyện tập, ứng dụng bài tập, thảo luận, trao đổi, định hướng giúp người học mở rộng kiến thức.

Chương trình DLA E-Learning sẽ được ứng dụng vào học kỳ 2 của năm học 2020 – 2021, khoảng đầu năm 2021. Với nội dung dạy và học nêu trên được ứng dụng thực tiễn vào DLA chắc chắn chất lượng dạy và học của trường không ngừng nâng cao.

Bài: Đỗ Dũng

Ảnh: Internet