Giáo dục giá trị đạo đức thông qua tham quan thực tế

DLA

Hòa chung khí thế của thanh niên kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2016), ngày 26-3-2016 Ban Công tác Giáo dục đạo đức lối sống học sinh, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) cùng Ban Công tác xã hội UNESCO tại Việt Nam, Đoàn Trường DLA và Ban Thông tin Trường DLA phối hợp tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham quan và thi tìm hiểu về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu tại Tổ đình Tôn Thạnh huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.

Các đoàn viên thanh niên được sinh hoạt trước khi vào Tổ đình Tôn Thạnh
Các đoàn viên thanh niên được sinh hoạt trước khi vào Tổ đình Tôn Thạnh

Tham gia chương trình có TS. Đặng Thị Phương Phi, Trưởng Ban Công tác đạo đức lối sống học sinh, sinh viên Trường DLA; Sư cô Liên Hiền – Đại diện Ban Công tác xã hội UNESCO tại Việt Nam; NB. Trần Thị Minh Thu- Trưởng Ban Thông tin -Phó TBT Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp; Phó Bí thư Đoàn trường Lê Hoàng Vũ và 40 đoàn viên thanh niên đến từ chi đoàn các khoa Trường DLA.

Áo xanh tuổi trẻ - nụ cười luôn nở trên môi
Áo xanh tuổi trẻ - nụ cười luôn nở trên môi

Đoàn viên thanh niên được tham quan Tổ đình Tôn Thạnh tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1859 - 1861 đã sống và viết những áng văn bất hủ cho nền văn học nước nhà… đặc biệt là tác phẩn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc gắn liền với mảnh đất của những “nghĩa sĩ Cần Giuộc” lừng danh.

Tại đây, Trụ trì – Thượng tọa Thích Tắc Phi- Trụ trì Tổ Đình Tôn Thanh giới thiệu sơ lược về lịch sử của Tổ đình, nguồn gốc của tấm bia ghi lại gốc tích cụ đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp. Với những thông tin Trụ trì và đại diện Tổ đình cung cấp, các đoàn viên thanh niên được tham quan xung quanh và tìm hiểu thông tin để hoàn thành bài thi tìm hiểu về Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Đại diện Tổ đình Tôn Thạnh giới thiệu về chùa và giải đáp thắc mắc của các đoàn viên thanh niên Trường DLA
Đại diện Tổ đình Tôn Thạnh giới thiệu về chùa và giải đáp thắc mắc của các đoàn viên thanh niên Trường DLA

Qua buổi tham quan và học thực tế này, đoàn viên thanh niên biết được các địa danh gắn liền với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như chợ Trường Bình, chùa Tôn Thạnh.... tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc anh hùng, đứng lên đánh giặc bằng trái tim yêu nước dù trong tay không có một vũ khí tối tân nào. Nổi bật qua đó là tinh thần yêu nước bền bỉ, đấu tranh vì độc lập dân tộc, phấn đấu, nỗ lực trong mọi hoàn cảnh và tận dụng mọi điều kiện để bảo vệ đất nước.

Yêu nước bắt đầu từ những việc nhỏ bé phù hợp với sức mình. Nhiều việc nhỏ sẽ góp lại thành những việc to, việc lớn. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, thế hệ trẻ cần ra sức học tập, trau dồi đạo đức, xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và ý chí quyết tâm noi gương ông cha ta ngày trước bảo vệ đất nước quê hương.

Một số hình ảnh của chuyến đi:

Tham quan cảnh chùa và được giải thích về tấm bia kỷ niệm lại gốc tích cụ đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp phục vụ cho bài thi tìm hiểu Tham quan cảnh chùa và được giải thích về tấm bia kỷ niệm lại gốc tích cụ đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp phục vụ cho bài thi tìm hiểu
Tham quan cảnh chùa và được giải thích về tấm bia kỷ niệm lại gốc tích cụ đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp phục vụ cho bài thi tìm hiểu
Sau thời gian tham quan, các đoàn viên thanh niên làm bài thi tìm hiểu
Sau thời gian tham quan, các đoàn viên thanh niên làm bài thi tìm hiểu
Giáo dục đạo đức lối sống

TS. Đặng Thị Phương Phi, Trưởng ban Công tác giáo dục đạo đức lối sống học sinh, sinh viên đánh giá về các bài thi và khen ngợi các đoàn viên thanh niên đã có những tìm hiểu kỹ càng về ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Cô nhấn mạnh: “Rèn luyện kiến thức là vô cùng quan trọng, nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là việc nâng cao giá trị đạo đức. Vì thế, các em cần phải phát huy được những đức tính tốt đẹp của mình, học tập các thế hệ đi trước, hình thành và rèn luyện những thói quen trở thành các kỹ năng cần thiết để bản thân trở thành người có ích và phải xây dựng được cho mình một tâm hồn đẹp, tâm hồn hoàn thiện để trở thành con người hoàn mỹ cho gia đình, cho xã hội.”

Các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích đã tìm được chủ nhân
Các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích đã tìm được chủ nhân
Chụp ảnh lưu niệm tại cổng Tổ đình
Chụp ảnh lưu niệm tại cổng Tổ đình

Tổ đình Tôn Thạnh- huyện Cần Giuộc tỉnh Long An

Theo sử liệu, chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã, do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Thiền sư Viên Ngộ thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình đem lại điều lành cho chúng sinh, người dân quanh vùng còn gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ, Lão Ngộ.

Mười sáu năm sau khi Thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Trong thời gian 3 năm (1859 - 1861), nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi viết văn và bốc thuốc trị bệnh cứu người. Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm Rằm tháng 11 năm Tân Dậu (1861), một trong ba cánh nghĩa quân Cần Giuộc đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan Hai Phú Lang Sa (cách gọi quân Pháp lúc bấy giờ theo phiên âm Hán-Việt). Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người “dân ấp, dân lân”, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tại chùa Tôn Thạnh.

Hiện dấu tích về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được lưu lại ngay trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh qua hai tấm bia, tấm thứ nhất lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu xây dựng năm 1973, tấm thứ hai trích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xây dựng năm 1998. Ngoài ra, trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác, cao 4,5m của Tổ sư Viên Ngộ với tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ “Nam mô A di đà Phật” và tháp Tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3m.

Qua nhiều lần trùng tu, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng’’ như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía đông, hành lang phía tây, mái ngói, tường gạch. Tuy nhiên, chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX, các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng và giá trị nhất là pho tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cao 110cm, đúc bằng đồng.

Nguồn: Internet

Hoàng Hiệp - Ban Thông tin (thực hiện)