Trách nhiệm sinh viên trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

DLA

Hiện nay, các loại tội phạm ngày càng gia tăng và có những diễn biến phức tạp, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như an ninh an toàn xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cùng phải chung tay phòng ngừa, có trách nhiệm có những biện pháp nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

data

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng tội phạm là:

– Tình kinh tế xã hội còn khó khăn, nhiều người lao động chưa có việc làm, tạo áp lực lớn đối với các vấn đề xã hội;

– Số người nghiện ma túy và số đối tượng truy nã ngoài xã hội còn nhiều, tiềm ẩn yếu tố làm nảy sinh tội phạm, tệ nạn xã hội;

– Sự phát triển của khoa học, công nghệ, làm phát sinh, phát triển một số loại tội phạm và hành vi phạm tội mới mang tính chất phi truyền thống.

– Đạo đức của một bộ phận xã hội xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo lợi ích vật chất;

– Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở một số nơi chưa được đề cao, lực lượng chức năng (trong đó có lực lượng công an) có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục, chưa quyết tâm đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật;

– Tác động tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, trò chơi trực tuyến trên mạng internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang ở độ tuổi phá triển về nhận thức, tâm sinh lý;

– Phòng ngừa xã hội tội phạm ở một số nơi còn mang tính hình thức, phòng ngừa nghiệp vụ hiệu quả chưa cao;

– Một số quy định của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thống nhất, chưa được hướng dẫn, còn xung đột, khó áp dụng trong thực tiễn;

– Tác động, ảnh hưởng từ tình hình tội phạm trong khu vực và trên thế giới như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm ma túy, buôn lậu, rửa tiền, khủng bố…;

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong đoàn viên, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

– Trang bị đầy đủ và tiếp thu các thông tin về phòng, chống tội phạm thông qua các bài giảng từ sách vở hay những phương tiện thông tin trên tivi, báo đài, internet…

– Tham gia vào việc tuyên truyền phòng chống tội phạm đến những người thân trong gia đình, những người xung quanh, bạn bè nắm rõ các thông tin và biết cách tránh xa.

– Không bắt chước những thói hư tật xấu, bảo vệ bản thân không sa ngã vào các tệ nạn, nhận thấy các hành vi vi phạm pháp luật hay tệ nạn xã hội cần báo ngay cho gia đình, nhà trường hoặc công an để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

- Ngoài ra, đối với tội phạm công nghệ cao hiện nay, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình kiến thức về công nghệ. Nhất là các phương pháp, biện pháp bảo mật thông tin cũng như tài sản trên Internet. 

Tham khảo thêm Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Chi-thi-48-CT-TW-cong-tac-phong-chong-toi-pham-trong-tinh-hinh-moi-127958.aspx 

Tổng hợp