Sinh viên DLA với ngày Sách Việt Nam và văn hóa đọc sách 2022

DLA

Với mục tiêu nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của Cán bộ – Giảng viên – Nhân viên, 530 cán bộ đoàn, đoàn viên, sinh viên, ngày 21-4-2022, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với nhiều hoạt động và thông tin bổ ích.

data

Tham gia chương trình có đồng chí Trương Phú Quí – Phó Bí thư Đoàn trường truyền tải nhiều thông điệp quý báu đến sinh viên để có cái nhìn đúng đắn về văn hóa đọc, cách chọn sách cho phù hợp và những thay đổi trong văn hóa đọc sách trong thời kỳ mới.

Đ/c Trương Phú Quí – Phó Bí thư Đoàn trường khái quát về Ngày sách Việt Nam
Đ/c Trương Phú Quí – Phó Bí thư Đoàn trường khái quát về Ngày sách Việt Nam

Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc đọc sách đang có nhiều thay đổi sâu sắc. Văn hóa đọc hay đọc sách một cách có văn hóa không chỉ nói về ý thức đọc sách đúng đắn của con người, mà còn đề cao nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách. Sách chứa đựng vô vàn điều thú vị, dạy cho chúng ta những kiến thức bổ ích, những bài học đầy sâu sắc cũng như giúp ta tích lũy được vốn từ rất phong phú.

Đoàn viên, sinh viên DLA lắng nghe về ý nghĩa của Ngày sách và  văn hóa đọc Việt Nam
Đoàn viên, sinh viên DLA lắng nghe về ý nghĩa của Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam
data
Đoàn viên, sinh viên DLA đọc sách tại thư viện
Đoàn viên, sinh viên DLA đọc sách tại thư viện

Với nhiều cách tiếp cận, thông tin ngày nay đến với chúng ta qua nhiều kênh như sách, báo, tạp chí, bản tin in mà còn cả báo điện tử, các kênh thông tin, thời sự và cả sách điện tử. Ba yếu tố cốt lõi để tạo nên văn hóa đọc đó là Thói quen đọc - Khả năng lựa chọn - Cách đọc sách. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với các biện pháp giãn cách xã hội để bảo đảm phòng, chống dịch đã giúp nhiều người trở lại thói quen đọc sách, góp phần khơi lên niềm tin về văn hóa đọc trước nỗi lo mai một trong thời công nghệ số hiện nay.

Ban truyền thông

 

Ngày 21/4 được chọn là Ngày Sách Việt Nam từ năm 2014. Đến năm 2021 được đổi tên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.