Trường DLA thay đổi thời gian học tập và làm việc của sinh viên, học viên và CB-GV-NV

DLA
data

Với chặng đường 13 năm hình thành và phát triển, Trường DLA tự tin khẳng định vị thế của mình trên bản đồ đào tạo của tỉnh nhà Long An, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ. Đây sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể sư phạm Trường DLA, quý thầy cô giảng viên giàu kinh nghiệm, có tâm, có tầm và cả những cố gắng miệt mài của sinh viên, học viên trong thời gian đào tạo.

Tiếp nối những thành quả tích cực đó, Trường DLA luôn tự hoàn thiện mình về chất lượng đào tạo, chăm sóc học viên, sinh viên để không những duy trì mà còn phát huy hơn nữa thành tựu của quá trình dạy và học. Từ học kỳ II năm học 2020 – 2021, Trường DLA tiến hành thay đổi thời gian học tập của học viên, sinh viên và CB – GV – NV đáp ứng mục tiêu dài hạn mà nhà trường đề ra trong giai đoạn 2020 -2025. Theo đó, thời gian học tập và làm việc sẽ thay đổi như sau:

Học viên, sinh viên

Buổi

Thời gian

Giải lao

Buổi sáng

7g45 – 11g30

10g00-10g10

Buổi chiều

12g15 – 16g00

14g30-14g40

Buổi tối

16g30 – 20g15

18g – 18g10

CB – GV – NV:

Buổi Thời gian

Buổi sáng

7g30 – 11g30

Buổi chiều

12g15 – 16g15

Buổi tối

16g30 – 20g15

Thời gian nghỉ trưa: từ 11h30 đến 12h15
Từ thứ 2 đến thứ 6: nghỉ trưa tại các phòng B205, B305, F201, D004
Thứ 7 và chủ nhật: nghỉ trưa tại các phòng có học viên, sinh viên học nguyên ngày

Qua thời gian triển khai đến sinh viên, học viên, đa số các bạn đồng tình với sự thay đổi giờ học sẽ rút ngắn thời gian học tập tăng cường khả năng tiếp cận môi trường làm việc sớm, tiết kiệm thời gian, chi phí ăn ở. Bên cạnh đó, tuy thời gian học tập rút ngắn nhưng khối lượng kiến thức không đổi, chuẩn đầu ra vẫn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, sinh người học sẽ tập trung hơn vào việc học, sắp xếp khoa học thời gian để mang lại hiệu quả và luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường, GVCN và giảng viên.

Bạn Lê Nguyễn Chí Thành – 20TC cảm thấy: “Theo em thì thời gian học tăng từ 4 tiết/buổi lên 5 tiết/ buổi cũng giống như lúc em còn học ở THPT, nên em không cảm thấy khó khăn gì. Thay vì phải mất 4 – 5 năm để học đại học thì hiện tại chúng em chỉ cần từ 3 – 4 năm đã hoàn thành và có cơ hội tiếp cận sớm hơn với nghề nghiệp của mình. Tốt nghiệp và đi làm sớm sẽ tạo ưu thế so với các bạn về cơ hội cũng như trải nghiệm với nghề nghiệp. Em sẽ thực hiện tốt thời gian học tập mới và cùng các bạn sẽ hoàn thành môn học với kết quả tốt nhất.”

Bạn Phạm Thị Thúy Quỳnh – 18QT hào hứng: “Tăng thời gian học trong 1 buổi sẽ giúp chúng em học được nhiều kiến thức hơn, chúng em có nhiều thời gian để trao đổi những nội dung chưa rõ, bài tập còn chưa hiểu với giảng viên để học tốt hơn. Tuy nhiên thời gian nghỉ ngơi vào buổi trưa sẽ bị rút ngắn lại, phải tranh thủ nạp năng lượng và chuẩn bị gấp hơn nếu như có lịch học vào buổi chiều. Bên cạnh những thuận lợi của việc tăng tiết học, em và các bạn sẽ hơi khó khăn trong việc tiếp thu bài vì khối lượng kiến thức quá nhiều nếu có lịch học cả buổi sáng và buổi chiều. Thời gian nghỉ trưa ít sẽ làm tụi em khó tiếp thu bài học buổi chiều đạt hiệu quả như buổi sáng, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của môn học buổi chiều.”

Bạn Trần Đào Đình Khôi – 20LK: “Thay đổi thời gian học sẽ giúp em và các bạn rút ngắn số buổi lên lớp nhưng vẫn đảm bảo chương trình của môn học. Hiện tại chúng em có 2 ngày học cả buổi sáng lẫn buổi chiều trong tuần nên sẽ phải chuẩn bị bài kỹ hơn, thời gian đầu có lẽ sẽ chưa quen, nhưng cũng sẽ bình thường khi chúng em quen với thời gian học mới.”

Bạn Lê Tuấn Thanh – 19TA: “Thay đổi thời gian học sẽ giúp chúng em học được nhiều hơn, tuy nhiên, nhiều bạn nhà ở xa trường sẽ hơi gặp khó khăn khi di chuyển khi học cả ngày. Trường đã bố trí phòng một số phòng để học viên, sinh viên nghỉ lại vào buổi trưa và Nhà hàng sinh viên nằm trong khuôn viên trường sẽ giúp chúng em nạp năng lượng và chuẩn bị tốt hơn cho buổi học của mình.”

Việc thay đổi thời gian học và làm việc sẽ được áp dụng chính thức từ ngày 14-12-2020 và đang nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp từ phía học viên, sinh viên, giảng viên. Tùy theo tình hình thực tế sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp đáp ứng mục tiêu nâng dần chất lượng đào tạo của nhà trường và chăm sóc học viên, sinh viên.

 

Hoàng Thi