Trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An - góc nhìn qua số lượng công bố quốc tế

DLA

1. Giới thiệu chung

Công bố các công trình nghiên cứu ở tầm quốc tế luôn là chủ đề gây chú ý trong mấy năm gần đây đối với toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục Đại học. Bài viết này được thực hiện sau một quá trình nỗ lực khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu của công bố quốc tế, nhằm phân tích đánh giá hiện trạng công bố quốc tế của Trường Đại học kinh tế Công nghiệp Long An so với các trường khác.

2. Số lượng công bố quốc tế của các trường Đại học

2.1. Số lượng công bố quốc tế của các trường Đại học tại Việt Nam [1]

Theo Hình 1, ĐHQG Hà Nội, là trường dẫn đầu danh sách công bố báo ISI của Việt Nam. Số lượng công bố của ĐHQG Hà Nội cao hơn 1.5 lần của các trường ở vị trí số 2 và 3, là ĐHQG HCM và ĐH Tôn Đức Thắng trong năm học 2016-2017.

Nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy rằng số lượng công bố của 5 trường dẫn đầu, gồm (1) ĐHQG Hà Nội, (2) ĐHQG HCM, (3) ĐH Tôn Đức Thắng, (4) ĐH Duy Tân, và (5) ĐH BK HN là cách biệt rõ rệt so với nhóm các trường đại học còn lại. Tổng số công bố ISI của "câu lạc bộ tốp đầu" này gần gấp 2 lần số công bố của 15 trường tiếp theo cộng lại.

Trong danh sách 20 trường có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017, ĐH Duy Tân là đại diện duy nhất của các trường ngoài công lập.

Top 20 trường ĐH Việt Nam công bố ISI nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017
Top 20 trường ĐH Việt Nam công bố ISI nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2017

Nếu nhìn vào con số công bố của 6 tháng đầu năm 2017 thì số lượng công bố ISI của hầu hết các trường đều nhỉnh hơn 55% so với tổng số công bố của năm học 2016-2017 (Hình 2). Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự gia tăng theo chiều hướng đi lên trong khối lượng nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam dù chưa nói lên được chất lượng hay chiều sâu trong nghiên cứu của từng ngành học.

2.2. Công bố quốc tế của các trường Đại học ngoài công lập tại Việt Nam

Top các trường đại học ngoài công lập Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017
Top các trường đại học ngoài công lập Việt Nam có công bố ISI nhiều nhất năm học 2016-2017

Số lượng công bố quốc tế của các trường nhà trường

Đại học kinh tế Công nghiệp Long An trong năm học 2016-2017 có 2 công bố quốc tế nằm trong danh mục Scopus

1 Integrating Knowledge-based Reasoning Algorithms and Collaborative Filtering into E-Learning Material Recommendation System (Scopus) Springer Lecture notes in Computer Science, ISSN: 0302-9743
2 Metamorphic Malware Detection by PE Analysis with The Longest Common Sequence (Scopus) Springer Lecture notes in Computer Science, ISSN: 0302-9743

Tuy nhiên, 2 công bố này là nằm trong danh mục Scopus, không nằm trong danh mục ISI.

3. Giải pháp đề xuất:

Trước tiên, chính sách khen thưởng bằng tiền mặt là cần thiết nhằm hỗ trợ thúc đẩy công bố quốc tế đã đưa lại hiệu quả tích cực.

data

Thứ hai, về lâu dài, cần thay đổi căn bản đào tạo ở hệ đại học theo hướng gắn với công bố khoa học thay vì vẫn duy trì hình thức giảng dạy kiểu truyền đạt tri thức một chiều đã trở nên xưa cũ. Sinh viên từ năm thứ ba trở đi cần được khuyến khích làm các đề tài khoa học trong khuôn khổ đào tạo theo phương pháp “project-based learning”, vừa học vừa thực hành nghiên cứu và làm báo cáo khoa học dưới sự hướng sẫn của các giáo sư. Thông qua các đề tài nghiên cứu như vậy mà sinh viên học được phương pháp, tiếp cận thông tin mới, học cách tranh luận khoa học, và đủ tự tin sau khi ra trường tham gia vào các đề tài khoa học. Bên cạnh đào tạo chính quy, các trường, viện nghiên cứu và tạp chí khoa học nên mở các lớp tập huấn định kỳ hoặc thường xuyên về phương pháp nghiên cứu và kỹ năng viết bài theo chuẩn mực quốc tế cho cán bộ nghiên cứu. Các chuyên gia quốc tế có uy tín có thể được mời để chia sẻ thông tin và hướng dẫn các kỹ năng cần thiết.

data

Thứ ba, bên cạnh những yêu cầu về nội dung học thuật, cần có chính sách hỗ trợ về ngôn ngữ đối với các công bố quốc tế trong lĩnh vực đào tạo của nhà trường cần được đẩy mạnh. Viết bài bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đã là một khó khăn, viết bằng ngoại ngữ để truyền đạt được tri thức của mình ra cộng đồng khoa học quốc tế và người nước ngoài hiểu được là một thách thức không hề nhỏ, ngay cả với những người được đào tạo bài bản ở nước ngoài.

data

Thứ tư, cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế ở nhiều cấp độ khác nhau, từ tham gia hội thảo khoa học quốc tế, trao đổi chuyên môn, mở lớp tập huấn viết bài đến hợp tác nghiên cứu chung, là cách ngắn nhất để các nhà khoa học Việt Nam học được các kỹ năng cần thiết và làm việc trong bầu không khí học thuật theo chuẩn mực quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

[1] Báo tiền phong, công bố quốc tế của các trường đại học Việt Nam năm học 2016-2017, https://www.tienphong.vn/giao-duc/cong-bo-quoc-te-isi-cua-cac-dai-hoc-viet-nam-trong-nam-hoc-20162017-1171799.tpo

[2]http://scientometrics4vn.com

[3] Philippe Mongeon, Adele Paul-Hus (2016). The journal coverage of Web of Science and Scopus: a comparative analysis. Scientometrics, 106 (1), 213–228.

[4] Jian Wang (2013). Citation time window choice for research impact evaluation. Scientometrics. 94 (3), 51–872.

 

Phòng Khoa học – Công nghệ